Giỏ hàng của bạn trống!

Khám Thờ Là Gì? Ý Nghĩa Của Khám Thờ Trong Thờ Cúng Của Người Việt

2024-07-31 23:34:14

Khám thờ là vật phẩm thờ cúng thường dùng trong các phòng thờ, nhà thờ tổ, điện thờ hay đình, chùa. Ngày nay, vật phẩm được chế tác nhiều kiểu dáng, chất liệu, mẫu mã giúp người mua dễ dàng lựa chọn. Khám thờ là gì? Ý nghĩa Khám thờ trong văn hóa thờ cúng của người Việt có gì đặc biệt? Hãy cùng Đỉnh Đồng Đại Bái giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây nhé. 

 

Khám thờ là gì?

Khám thờ là vật phẩm thờ cúng thường đặt trong phòng thờ

Khám thờ là gì?

Khám thờ là một đồ thờ cúng có hình dáng như 1 chiếc tủ có cửa đóng mở. Bên trong đặt Bài vị, chính giữa khám thờ có viết hai chữ Thần Chủ. Trong đó, thờ Thần chủ chính là thờ từ 4 đời trở lên gồm: Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Ngày xưa khi lập bàn thờ gia tiên, gia chủ sắm sửa trang hoàng đầy đủ đồ thờ và viết chữ “Thần Chủ” lên trên Khám. Chữ “Chủ” lại bị thiếu một nét chấm, sau đó mời một vị quan có uy tín đến dùng son điền thêm nét chấm đó thì chữ Chủ mới đủ, lễ này gọi là khai hoa điểm nhãn.

Có giả thiết cho rằng, Khám thờ là sản phẩm bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Sau này, Khám thờ xuất hiện tại Việt Nam đầu tiên trong các đền, am thờ như đền cổ như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Ba Vì – Hà Tây).

Khám thờ được chạm khắc rất tinh xảo, tỉ mỉ bằng chất liệu đồng nguyên chất hoặc gỗ. Khám có mái chảy xuống hoặc mái mui được chạm hình lá hóa Rồng chầu Nguyệt. Mặt trước khám được chạm những linh vật quý như rồng, phượng, cây cỏ hoa lá hay các họa tiết hoa văn khác tạo vẻ linh thiêng cho không gian thờ. Khám có 2 cánh cửa được chạm Rồng tinh xảo, bên trong thường được đặt một bài vị chung, hoặc gia phả của dòng họ. Dưới cùng là chân khám được chạm thúc nổi đầu Hổ Phù. 

z5717078086728_9300403c90c5622728096f645160c92b 

Khám thờ giống như một ngôi đền, là nơi cư ngụ của các hương linh

Ngày nay, khám thờ vẫn được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, theo sự phát triển chung của xã hội, các gia đình đơn lẻ đang là xu hướng chung. Vì vậy, nhiều người lập một ban thờ đơn giản hơn, trong đó Ngai thờ có vị trí và ý nghĩa gần tương đồng như Khám thờ. Khám thờ thông dụng nhất là đặt ở ban thờ Thần Tài. Mẫu khám này có kích thước nhỏ gọn hơn, ít họa tiết đặc biệt hơn, về ý nghĩa thì vẫn tương đồng.

Ý nghĩa Khám thờ trong văn hóa thờ cúng của người Việt

Khám thờ được coi là thế giới linh thiêng thu nhỏ, nơi hội tụ và trú ngụ của các hương linh. Khám thờ giống như một ngôi nhà nhỏ để các vị Thần Thánh, linh hồn người thân ngự xuống. Ngoài ra, với hình dáng và hoa văn cầu kì, đây cũng là tác phẩm nghệ thuật kì công. Thể hiện giá trị tâm linh cũng như phong cách nghệ thuật của mỗi thời kì. Lưu giữ nét văn hóa dân tộc đến nhiều thế hệ sau.

Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên của người Việt chưa bao giờ bị phai nhạt. Trong các không gian thờ cúng, mỗi một đồ vật đều có ý nghĩa riêng, Khám thờ cũng vậy. Như đã nói ở trên đây là nơi để các linh hồn người thân, Thần Thánh ngự xuống. Sử dụng Khám thờ trên ban thờ, thể hiện sự tôn kính, nhớ ơn của con cháu tới ông bà tổ tiên mình.

Ngoài ra, Khám thờ cũng là vật lưu giữ nét độc đáo của nghệ thuật truyền thống. Đơn cử, Khám ở đền Bà Tấm mang nhiều dáng dấp của kiến trúc nhà Mạc. Mặt trước của khám được bổ của bức bàn, với y môn chạm rồng chầu hoa cúc. Đây là những con rồng mang phong cách Mạc rõ rệt. Mặt sau của thân Khám phần trên bổ ba ô nằm ngang, hai ô đầu chạm hoa cúc cách điệu, ô giữa chạm rồng trong khung tròn. Rồng phảng phất phong cách của rồng thời Lê sơ. Có thể thấy, ngoài giá trị nghệ thuật của thời kì, chiếc Khám còn có ý nghĩa cho việc nghiên cứu về kiến trúc, văn hóa của các triều đại trong lịch sử.

z5687144125902_766d4c872b0f91aec7ae5fcf29c049d3 

Khám thờ phổ biến nhất hiện nay là mẫu Khám Thần Tài có kích thước nhỏ

 

Cách bài trí Khám thờ chuẩn nhất

Khám thờ thường được đặt ở vị trí chính giữa, ở bục phía sau ban thờ, hai bên đặt di ảnh thờ hoặc bài vị của những người đã khuất trong gia đình. Đặt khám thờ ở vị trí này vừa thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với gia tiên, vừa giúp bề trên có chốn về ngự vững chắc.

Đối với khám thờ đặt trên bàn thờ Thần Tài, thông thường được đặt ở ngay chính giữa cửa chính nhà. Nếu đặt bàn thờ Thần Tài ở cửa hàng, văn phòng, gia chủ cần lưu ý hướng đặt vật phẩm sao cho hợp cung mệnh để tăng cường vượng khí, thu hút tài lộc, may mắn cho công việc kinh doanh.

 

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: