Hôm nay Đỉnh Đồng Đại Bái Hương Chiến mời quý khách hàng cùng đi khám phá quy trình đúc chuông với chúng tôi!
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu đúc chuông đồng
Nguyên liệu đúc chuông đồng phải được lựa chọn thật kỹ, vì nguyên liệu đúc chuông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuối cùng của thành phẩm. Nguyên liệu đúc chuông phải đảm bảo sạch và không có tạp chất. Với Đỉnh Đồng Đại Bái Hương Chiến, nguyên liệu đúc chuông đồng tốt nhất luôn là 80% Đồng Đỏ Dây Điện và 20% Thiếc. Với tỉ lệ trên âm thanh của chuông luôn vang trong, trầm ấm.
Bước 2: Tạo mẫu và tạo khuôn đúc
Khuôn đúc chuông đồng sử dụng đất trộn với trấu và giấy gió để làm thành khuôn âm bản (khuôn có thể tách làm đôi) Sau đó dùng bùn, trấu và bột chịu nhiệt để làm cốt bên trong. Cuối cùng khuôn sẽ được phơi khô trong khoảng 10 – 20 ngày hoặc có thể nung khô ngay ở nhiệt độ 700 độ C.
Bước 3: Nấu đồng đúc chuông
Đồng và Thiếc được nấu ở nhiệt độ 1200 độ C.
Trong bước này, một số quý Phật Tử, quý khách hàng thường muốn cung tiến Vàng Ta, Bạc Ta vào quả chuông để chuông được linh ứng, ngân vang hơn hay chỉ đơn giản thể hiện lòng thành kính với Tam Bảo, với Nhà Đền. Vậy quý khách hàng chú ý, chúng ta sẽ bỏ vàng, bạc vào khuôn đúc chuông trước, sau đó mới rót đồng vào khuôn.
Vì sau lại vậy? Cùng nghe Đỉnh Đồng Đại Bái Hương Chiến giải thích nhé!
- Vì Nếu chúng ta bỏ trực tiếp vàng vào nồi đồng đang nóng chảy, sẽ tạo phản ứng bạt đồng bắn tung toé, khi đó sẽ gây nguy hiểm cho cả quý khách hàng lẫn thợ đúc chuông. Và đồng thời sẽ gây lãng phí lượng vàng lượng bạc trong trường hợp nguyên liệu đồng và thiếc nóng chảy đổ vào khuôn bị thừa.
Bước 4: Làm Nguội
Sau khi Rót Đồng Đúc Chuông, thường chúng ta nên để chuông tự nguội trong khoảng 1 đến 2 ngày nếu thời gian không cần gấp. Sau đó tỉa tót, chỉnh sửa các chi tiết sao cho sắc nét, tinh sảo nhất.
Khi quả chuông đã hoàn thiện, chúng ta có thể lựa chọn lên màu chuông theo sở thích hoặc có thể để màu đồng đỏ lên tanh tự nhiên sẽ khiến cho quả chuông trở lên cổ kính, sang trọng.